Mụn cóc ( mụn hạt cơm) là một loại nhiễm trùng da do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Nhiễm trùng gây ra các mụn sần sùi, có màu da, hình thành trên da. Mụn cóc thường xuất hiện trên bàn tay, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân, mặt, đặt biệt là bộ phận sinh dục và lây lan.
Mụn cóc cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cóc sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận trên cơ thể.
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (còn được gọi là mụn hạt cơm) là một trong những bệnh ngoài da lành tính và phổ biến nhất hiện nay. Mụn là dạng tăng cao của da tạo thành nốt sủi nhỏ lành tính trên da, thường có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp. Loại mụn này không gây đau đớn hay nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người tự bởi chúng thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể tay, chân, mặt và quanh mắt,...
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân bị mụn cóc nói chung và nguyên nhân chính dẫn đến mụn cóc ở tay, chân, và những bộ phận khác nói riêng đó là khi vi rút u nhú ở người (HPV) xâm nhập vào một vết cắt trên da, nó sẽ gây nhiễm trùng da và hình thành mụn cóc. Mụn cóc rất dễ lây lan. Vi rút có thể lây lan từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua:
-
Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
-
Chạm vào vật gì bị nhiễm vi-rút, chẳng hạn như khăn tắm, tay nắm cửa và sàn nhà tắm.
-
Quan hệ tình dục không an toàn (sùi mào gà).
-
Cắn móng tay và nhặt lớp biểu bì: Hành động này có thể tạo ra các vết xước nhỏ, dễ dàng cho virus xâm nhập.
-
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: dao cạo, khăn tắm, quần áo, giày dép, kìm bấm móng,…
-
Vùng da thường ẩm ướt: Bàn tay và bàn chân thường đổ nhiều mồ hôi
-
Thường đi chân trần
-
Việc tác động đến vùng mụn cũng khiến chúng lây lan như: cào, nặn, gãi,…
-
Bệnh mụn cóc để lâu ngày có thể lây lan sang nhiều vị trí khác, làm mất thẩm mỹ.
-
Bơi ở các bể bơi công cộng.
3. Dấu hiệu và vị trí nhận biết:
► Kích thước và màu sắc:
Mụn cóc là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, có cảm giác thô ráp khi chạm vào, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen ( đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, thực ra là những mao mạch bị huyết khối )
► Hình dáng và biểu hiện:
Mụn cóc (mụn cơm)có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tụ lại thành từng đám. Mụn thường không gây đau và phổ biến nhất ở thanh thiếu niên.
► Vị trí thường gặp:
Mụn cóc có rất nhiều loại, dưới đây là một số loại mụn cóc, mụn hạt cơm phổ biến nhất:
Mụn cóc thông thường: Mụn có kích thước dài, nhiều nhú, thường gặp ở mặt, quanh miệng, mí mắt và mũi. Loại mụn này không gây đau và phát triển nhanh.
Mụn cóc Plantar: Thường xuất hiện ở gót hoặc mụn cơm lòng bàn chân, gây đau khi đi lại do chịu lực ép của chân và mặt nền. Mụn nhỏ, rộp, sần sùi, có màu tương tự như màu da hoặc đen, nâu.
Mụn cóc phẳng: Mụn cóc phẳng có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng và thường xuất hiện trên mặt trẻ em, vùng râu nam giới và chân của phụ nữ. Thường khó phát hiện chúng do kích thước tương đối nhỏ, nhẵn và phẳng hơn so với các loại mụn khác. Mụn cóc phẳng phát triển và lây lan nhanh sang các vùng da lân cận.
Mụn cóc quanh móng: Mụn cóc quanh móng thường xuất hiện dưới và xung quanh móng chân hoặc móng tay. Chúng có thể gây đau và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng.
Mụn cóc sinh dục: Các nốt mụn xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Bệnh lây lan qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi sinh con.
4. Mụn cóc có nguy hiểm không? Biến chứng?
Mụn cóc không gây nguy hiểm. Đa phần chúng sẽ biến mất và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào đáng kể sau khi được điều trị. Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn gây ra những triệu chứng nặng khác:
-
Ung thư: HPV và mụn cóc sinh dục liên quan đến một số bệnh ung thư khác nhau gồm ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng (hầu họng).
-
Biến dạng: những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ nổi những mụn cóc biến dạng trên tay, mặt và cơ thể.
-
Nhiễm trùng: nếu người bệnh tác động đến mụn cóc như cạy, cắt,… hình thành các vết nứt trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
-
Khó chịu, đau đớn: thông thường mụn cóc không đau; tuy nhiên mụn cóc lòng bàn chân khiến người bệnh đau đớn khi di chuyển và sẽ cảm thấy như có viên sỏi dưới bàn da chân.
5. Các điều trị?
5.1 . Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi
– Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp thêm với một số hóa chất khác, sau đó được bôi lên mụn cóc. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cóc khỏi da sau vài ngày.
- Salicylic acid: Thuốc trị mụn không kê đơn chứa Salicylic acicd là phương pháp điềutrị mụn cơm ở mặt hiệu quả được sử dụng phổ biến. Thành phần này có khả năng phá huỷ cấu trúc da khoẻ mạnh, vì vậy cần bảo vệ vùng da xung quanh mụn và mắt trước khi thoa thuốc.
Để hoạt chất thẩm thấu nhanh vào mụn, điều quan trọng là nên ngâm nốt mụn với nước khoảng 5 phút trước khi thoa thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc trị mụn cơm chứa Salicylic Acid đều đặn hàng ngày, duy trì liên tục trong vòng 3 tháng để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nếu nhận thấy da có biểu hiện đau rát khi tiếp xúc với hoạt chất này, nên ngừng sử dụng để tránh tổn thương ngoài ý muốn.
5.2. Các phương pháp điều trị mụn cóc ở bệnh viện.
– Áp lạnh:
Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần sau đó.
– Vi phẫu:
Các nốt mụn cóc sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này thường chỉ thực hiện cho các nốt mụn có kích thước lớn, ở phía lưng hay phía chân, hoặc trong trường hợp không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.
– Phẫu thuật laser CO2:
là một trong những phương pháp điều trị mụn có được nhiều người lựa chọn để loại bỏ mụn cóc do phương pháp này hiệu quả cao, trị dứt điểm mụn cóc.
- Phẫu thuật điện/nạo:
Phương pháp kết hợp giữa đốt cháy bằng điện và nạo thủ công, áp dụng cho những mụn cóc ở vị trí bằng phẳng, kích thước dưới 2cm. Trước khi phẫu thuật loại bỏ mụn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ. Đây là phương pháp ít gây nhiễm trùng, nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, bệnh dễ tái lại do nhân và rễ mụn không được lấy hết.
2.6 Liệu pháp miễn dịch
Với những mụn cóc cứng đầu, không đáp ứng các phương pháp điều trị truyền thống, liệu pháp miễn dịch sẽ tác động vào virus gây bệnh, cải thiện tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng một số hóa chất, chẳng hạn như diphencyprone (DCP) làm mụn cóc biến mất.
6. Để chống lây lan, bạn cần làm gì?
- Cần tránh tiếp xúc, không nên cào hay giật mụn vì nó sẽ gây tổn thương hạt cơm đã xuất hiện, nhiễm khuẩn chúng có thể mọc trở lại.
- Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Không dùng chung khăn tắm, quần áo, bấm móng tay, dao cạo râu hoặc các vật dụng cá nhân khác.
- Tiêm vaccine HPV và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.
- Nếu đã bị mụn cóc, không tự ý điều trị, cần tới các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
7. Cơ sở dịch vụ chăm sóc tốt nhất về mụn cóc?
Phòng khám Đa khoa Bác sĩ Trịnh là địa chỉ đáng tin cậy được khách hàng tin tưởng đến thăm khám và điều trị về các bệnh lý da liễu, đặc biệt là mụn cóc (mụn cơm), nấm da, mụn thịt dư, chàm da… Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng phương pháp điều trị tiên tiến, quý khách hàng có thể an tâm gửi gắm sức khỏe tại đây:
Quý khách đặt lịch hẹn khám qua những cách sau:
Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất
Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H
Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563
Địa chỉ : Pk Bs Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)