Huyết áp cao là một bệnh lý thường gặp và số người mắc phải bệnh lý này ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh thường phát triển trong thầm lặng, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị từ sớm. Vậy nguyên nhân tăng huyết áp là do đâu và cách phòng ngừa, điều trị bệnh lý này là gì?
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực được tạo ra bởi quá trình lưu thông máu trong các mạch máu. Đây được coi là một trong những dấu hiệu chính cho biết một sinh vật còn sống hay đã chết.
Khi tim đập, huyết áp thay đổi từng nhịp theo từ cực đại áp lực tâm đến cực tiểu. Huyết áp trung bình được tạo ra bởi sức bơm của tim và sức cản của các mạch máu. Máu động mạch càng xa tim thì huyết áp càng giảm. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm: Van tĩnh mạch, trọng lực, nhịp thở, co cơ…
2. Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Để xác định chỉ số huyết áp của bạn có bình thường hay không thì phải dựa vào 2 chỉ số chuyên để đo lường huyết áp đó là huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) hoặc huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương).
– Huyết áp bình thường: Ở người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg thường được coi là huyết áp bình thường.
– Cao huyết áp: Cao huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.
– Tiền cao huyết áp: Huyết áp nằm giữa mức bình thường và huyết áp cao (khi huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg) được gọi là tiền cao huyết áp.
– Hạ huyết áp: Tụt huyết áp hay còn được gọi là hạ huyết áp, đây là dấu hiệu huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với huyết áp bình thường.
3. Cách nhận biết cao huyết áp
Để có thể dễ dàng nhận biết được cao huyết áp, các bạn nên hiểu rõ về triệu chứng phổ biến để chữa trị đúng lúc. Sau đây là một số triệu chứng của căn bệnh này.
- Với triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt,choáng váng, nhức đầu, ù tai, hồi hộp và đỏ bừng.
- Với triệu chứng nghiêm trọng hơn, người cao huyết áp sẽ có biểu hiện như đau tim, mờ mắt, thở nhanh và mặt đỏ bừng hoặc nhợt nhạt, nôn mửa, hồi hộp nhẹ, hoảng sợ.
Tuy nhiên, một số người đi khám bác sĩ chuẩn đoán huyết áp nhưng không có triệu chứng như trên. Do sự không chắc chắn này, tăng huyết áp thường được chẩn đoán muộn và khiến bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong khi đột quỵ.
4. Làm thế nào để giữ huyết áp bình thường
Để có thể có một cơ thể khỏe mạnh, tránh những căn bệnh liên quan đến huyết áp, các bạn cần biết cách để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình. Sau đây sẽ là một số cách để huyết áp luôn bình thường, tránh những bệnh liên quan đến huyết áp.
- Đến bệnh viện khám khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
- Uống đủ nước.
- Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hợp lý.
- Không nên ăn quá mặn hoặc ngọt trong khoảng thời gian dài hoặc cho quá nhiều muối, đường vào món ăn.
- Ngâm chân thư giãn trong nước nóng
- Massage cơ thể thường xuyên
5. Triệu chứng Huyết áp cao nguyên phát
Tăng huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó có thể không biểu hiện các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển, một số cá nhân có thể gặp phải:
- Nhức đầu dai dẳng
- Chóng mặt
- Hụt hơi
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông.
- Chảy máu mũi.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Mắt nhìn mờ.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Tiểu máu.
- Mất ngủ.
6. Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp
Khoảng 90 – 95% các trường hợp bị tăng huyết áp là không có nguyên nhân trực tiếp, còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp như:
- Lạm dụng rượu bia và thuốc lá;
- Chế độ ăn nhiều muối;
- Ăn nhiều loại chất béo có hại;
- Ít vận động cơ thể;
- Chế độ ăn ít trái cây và rau củ;
- Thừa cân, béo phì
Có khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp là có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp thứ phát, hay tăng huyết áp có căn nguyên. Khi bạn bị tăng huyết áp xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc tăng huyết áp rất khó đưa về mức bình thường thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không. Những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp như:
- Bệnh lý về thận như viêm cầu thận mạn, hẹp động mạch thận;
- Bệnh tuyến thượng thận;
- Tăng huyết áp thai kỳ;
- Hẹp eo động mạch chủ,…
7. Biến chứng tim mạch nguy hiểm do tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng như suy thận, mù lòa, xuất huyết não, đột quỵ,…Đặc biệt, tăng huyết áp là khởi đầu trong chuỗi các bệnh tim mạch nguy hiểm, nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Thiếu máu cơ tim – nhồi máu cơ tim;
- Tai biến mạch não;
- Suy tim – suy thận;
- Bệnh tim giai đoạn cuối, dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, nhận biết và điều trị sớm để kiểm soát huyết áp về mức bình thường sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm do tăng huyết áp gây nên.
8. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể gặp ở mọi đối tượng nam và nữ, độ tuổi mắc bệnh phổ biến từ 35 tuổi trở lên. Ngoài ra, nhóm đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Người trong gia đình có người bị tăng huyết áp: Tăng huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình, do đó nếu ba mẹ hay người thân trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc tăng huyết áp sẽ cao hơn.
- Người lạm dụng rượu bia: Uống rượu bia vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chỉ số huyết áp bạn tăng cao.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc lá: Trong thuốc lá chứa chất nicôtin độc hại có khả năng dẫn đến mắc bệnh cao huyết áp gấp 2.5 lần so với người không hút thuốc lá.
- Người ít vận động cơ thể: Không vận động hoặc ít vận động sẽ khiến bạn có nhịp tim cao hơn, áp lực đè lên thành động mạch nhiều có khả năng gây bệnh tăng huyết áp cao. Ngoài ra, ít vận động khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì và tăng khả năng mắc bệnh.
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn nhiều muối, nhiều loại chất béo có hại và ăn ít trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Đây là một trong các nguyên nhân gây nên các bệnh lý mạn tính, trong đó có tăng huyết áp.
- Người bị thừa cân, béo phì: Người thừa cân thì cơ thể càng cần máu lưu thông nhiều hơn để cung cấp oxy và năng lượng cho cơ thể, từ đó làm tăng áp suất máu lên thành động mạch dẫn đến tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp xuất hiện âm thầm, khó nhận biết và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên theo dõi sức khỏe và đo chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu nhận thấy sự bất thường hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi và điều trị.
9. Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp vô căn nói riêng và tăng huyết áp nói chung nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ để lại rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Các biến chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp vô căn nguyên phát được đề cập đến là:
-
Động mạch tổn thương vĩnh viễn:
Những động mạch khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, gây xơ vữa trở nên ít co giãn và cứng hơn. Do vậy, chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ não.
-
Biến chứng tại tim do tăng huyết áp:
Tăng huyết áp khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột tử,…
-
Các biến chứng về não bộ:
Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến. Tăng huyết áp vô căn nói riêng và các loại tăng huyết áp nói chung làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể, lâu dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.
-
Biến chứng ngoài tim và não:
Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt. Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán.
Khi phát hiện những triệu chứng của tăng huyết áp, bạn cần đến bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
10. Chẩn đoán Huyết áp cao nguyên phát
Tăng huyết áp được chẩn đoán bằng cách đo huyết áp bằng vòng đo huyết áp và ống nghe hoặc thiết bị tự động. Các bác sĩ có thể đề nghị đọc nhiều lần theo thời gian để xác nhận chẩn đoán. Ngoài ra, một số xét nghiệm và kiểm tra nhất định có thể được tiến hành để xác định nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe liên quan.
- Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng tăng huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X-quang ngực, CT scan.
Một số lưu ý khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp để có kết quả chính xác nhất:
- Không uống cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
- Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
- Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.
11. Điều trị và Dự phòng Huyết áp cao nguyên phát
Dự phòng tăng huyết áp đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát huyết áp.
- Thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp
- Theo dõi thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên và theo dõi huyết áp là rất quan trọng để theo dõi tiến trình và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về bệnh lý tăng huyết áp và tim mạch với các chuyên gia bác sĩ của Phòng khám Bác sĩ Trịnh, xin vui lòng liên hệ:
=================================
Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất
Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H00
Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563
Địa chỉ : Pk Bs Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)