Bệnh viêm dạ dày ruột rất phổ biến hiện nay, hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người già và những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và bệnh và hay nhầm lẫn giữa viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm dạ dày ruột qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm dạ dày ruột là gì?
Viêm dạ dày ruột là tình trạng niêm mạc ruột bị viêm do nhiễm trùng bởi các loại virus, vi khuẩn có hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những loại vi khuẩn, virus gây bệnh này chúng có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hay ô nhiễm nguồn nước hay do thực phẩm.
2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột
Bệnh đau dạ dày được xem là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người Việt gặp phải. Có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh này:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) chiếm tỷ lệ lớn: Đến 80% trường hợp viêm loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP. Trong số những người nhiễm khuẩn, có khoảng 25% số người không bị loét dạ dày cho đến khi họ có các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.
- Lạm dụng thuốc Tây: Sử dụng kháng sinh ở liều lượng cao có thể tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn có ích cho dạ dày. Đồng thời, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày.
- Stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tăng co bóp ở dạ dày và kích thích tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng độ pH và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Thuốc lá, rượu bia, chất kích thích: Nicotin trong thuốc lá tăng sản xuất acid dạ dày và cản trở quá trình phục hồi của niêm mạc. Cồn trong rượu và bia cũng góp phần phá hủy niêm mạc dạ dày và giảm chức năng hấp thu, gây bào mòn dạ dày.
- Thói quen xấu: Ăn quá no hoặc quá đói, ăn kèm với hoạt động như đọc sách hoặc xem TV, ăn muộn và tiêu thụ thực phẩm không sạch cũng khiến dạ dày hoạt động quá mức, dẫn đến loét dạ dày. Do đó người bệnh cần tìm hiểu viêm dạ dày kiêng ăn gì để có thể phòng tránh một cách tốt nhất.
3. Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?
Các triệu chứng thông thường của viêm dạ dày ruột là tiêu chảy cấp kèm theo nôn mửa, đau bụng và thỉnh thoảng sốt. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng này trong một thời gian dài, tốt hơn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Các bác sĩ cho biết, nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến suy thận cấp tính, một số trường hợp thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Một người khỏe mạnh có thể bị suy thận cấp khi mắc viêm dạ dày ruột. Tiêu chảy cấp khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, từ đó giảm lưu thông máu trong cơ thể và gây hạ huyết áp. Và nên đặc biệt cẩn trọng ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh lý tim mạch.
4. Bệnh viêm dạ dày ruột thường gặp ở những đối tượng nào?
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi: có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc bệnh.
- Người già, người lớn tuổi cũng thuộc nhóm nguy cơ cao do hệ thống miễn dịch đã suy yếu.
- Những người sống ở khu vực có nguồn nước ô nhiễm, mất vệ sinh rất dễ bị viêm dạ dày ruột.
- Những người không chú ý vệ sinh cá nhân, không rửa tay thường xuyên rất dễ nhiễm bệnh.
5. Dấu hiệu, triệu chứng của viêm dạ dày ruột
Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh ở các đối tượng khác nhau là rất khác nhau, cụ thể:
5.1. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa liên tục và sốt quá 2 ngày liên tục rất có thể trẻ đã bị nhiễm bệnh. Các bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có những dấu hiệu sau:
- Đi tiểu ít và lượng nước tiểu ít (6h vẫn chưa cần thay tả).
- Ngủ li bì và hay quấy khóc hơn.
- Khát nước và khô môi.
- Da nhăn nheo, mắt sâu trũng.
- Khóc không có nước mắt.
- Sốt lạnh cả người.
Khi trẻ bị nhiễm bệnh, nếu ở mức độ nhẹ có thể chăm sóc tại nhà và sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày, nhưng nếu bệnh trở nặng thì cần nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
5.2. Ở người già và người lớn tuổi
- Tiêu chảy kèm nôn ói: Thường đi nhiều lần trong ngày, phân lỏng và nhiều nước. Một vài trường hợp phân có kèm cả máu.
- Đau co thắt bụng.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ, ớn lạnh kèm cả sốt.
Nếu người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, khô môi, miệng, đau đầu chóng mặt và đi tiểu ít thì nên sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, lúc này do tiêu chảy và nôn ói kéo dài làm cơ thể bị mất nước, nếu để lâu dẫn đến mất nước nặng thì rất nguy hiểm.
Xem thêm: Những điều cần kiên khi bị viêm dạ dày
6. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý phổ biến. Việc điều trị viêm dạ dày ruột kịp thời rất quan trọng do những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể bao gồm:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ sung các chất điện giải.
- Truyền dịch qua đường tĩnh mạch (khi tình trạng trở nên nghiêm trọng).
- Sử dụng kháng sinh, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc kháng ký sinh trùng, nếu nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng.
- Tránh các loại thuốc chống nôn, ngừa tiêu chảy trừ khi bác sĩ đề nghị do nó sẽ giữ các tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể của bạn.
7. Cách phòng ngừa viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý rất phổ biến ở các nước đang phát triển, việc phòng ngừa bệnh lý này là rất quan trọng.
7.1. Nguồn nước sạch và vệ sinh tay thường xuyên giúp tránh viêm dạ dày ruột
Nguồn cung cấp nước không bị ô nhiễm và thực hành tốt vệ sinh rất quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng và viêm dạ dày ruột. Các biện pháp vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như rửa tay với xà phòng, cho thấy làm giảm tỷ lệ mắc viêm dạ dày ruột lên tới 30%. Sử dụng gel chứa cồn cũng có hiệu quả tương tự.
Nên tránh sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Việc vệ sinh bình sữa ở những trẻ em bú bình, cho con bú trực tiếp sẽ giúp phòng ngừa mắc viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ, giảm tần suất nhiễm trùng và cả thời gian mắc bệnh.
7.2. Tiêm phòng để giảm tỷ lệ mắc bệnh
Do tính hiệu quả và an toàn của nó, vào năm 2009, tổ chức Y tế thế giới khuyến khích tiêm phòng vắc xin rotavirus cho trẻ em trên toàn cầu. Hiện tại có hai loại vắc xin rota đã được sử dụng và đang phát triển thêm nhiều loại khác. Ở châu Phi và châu Á, những loại vắc xin này đã giảm tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở các nước áp dụng chương trình tiem chủng quốc gia. Vắc xin này cũng có thể ngăn ngừa bệnh tật ở những trẻ em không được tiêm chủng do giảm khả năng lây nhiễm của các tác nhân này.
Có một số loại vắc xin phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột đang được phát triển, chống lại Shigella và Escherichia coli, hai trong số những vi khuẩn hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột trên thế giới.
7.3. Một số thói quen tốt
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sử dụng khăn tay, hoặc sau khi tiếp xúc với động vật.
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống.
- Sử dụng khăn giấy dùng một lần để hạn chế vi khuẩn tồn tại lâu trên đồ vật.
- Không xử lý thực phẩm sống và chín bằng một dụng cụ, trừ khi chúng đã được rửa kỹ.
- Giữ bề mặt và các thiết bị nhà bếp luôn sạch sẽ.
- Giữ thức ăn lạnh dưới 5oC và thức ăn nóng trên 60oC để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Đảm bảo thức ăn nấu chín kỹ.
- Lau chùi nhà vệ sinh, phòng tắm thường xuyên.
- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi trẻ em sạch sẽ để hạn chế lây bệnh trong gia đình.
- Vệ sinh, thay đồ cho bé thường xuyên.
- Khi đi du lịch nước ngoài nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nước đóng chai. Hạn chế đồ ăn tự chọn, trái cây đã gọt vỏ và nước đá.
8. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho người bị viêm dạ dày ruột
Khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột, cần chú ý những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh:
- Thức ăn phải vệ sinh, băm nhỏ và nấu chín kỹ, nước phải đun thật sôi và để nguội, không ăn nóng, uống nóng sẽ làm tổn thương đến bao tử.
- Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều nước và ăn quá nhiều.
- Các thức ăn lạnh, đồ sống, tái thì không nên ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Thay đổi món ăn liên tục sao cho phù hợp với cơ thể nhất.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
9. Những món ăn nên có trong khẩu phần ăn của người bị viêm dạ dày ruột
- Các món nấu dạng loãng như cháo, soup, canh – vừa bù nước cho cơ thể, vừa dễ ăn và dễ tiêu hóa. Chỉ cần nêm vào các gia vị cần thiết, tránh các gia vị cay nóng như tiêu, ớt.
- Các món ăn nhiều tinh bột như cơm, xôi, bánh mì, bánh cuốn, bột yến mạch v.v. vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa hỗ trợ giảm tiêu chảy và ổn định lại các chức năng của dạ dày.
- Các món ăn làm từ thịt bò, cá hồi, thịt heo chứa nhiều protein và các dưỡng chất giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nhanh khỏi bệnh. Lưu ý nên nấu chín kỹ, mềm để tiêu hóa dễ dàng, tránh áp lực cho dạ dày.
- Các loại rau xanh như măng tây, cải bó xôi, khoai tây, bí đỏ, cà chua: có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt và không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày và ruột.
- Các loại trái cây như chuối chín, bơ, dưa gang, đu đủ chín đều rất tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột.
- Sữa chua: vi khuẩn probiotics có trong sữa chua giúp bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa. Nên ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày.
Lời kết:
Ai cũng có thể mắc phải bệnh viêm dạ dày ruột cho nên đừng chủ quan nghĩ mình là trường hợp ngoại lệ. Hãy chú ý chăm sóc đường tiêu hóa của mình bằng cách đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong ăn uống hằng ngày, rửa tay với xà phòng và nghỉ ngơi điều độ để phòng tránh bệnh cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về bệnh dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 0866620892 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
=================================
Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất
Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H00
Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563
PHÒNG KHÁM BÁC SĨ TRỊNH / PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH PHƯỚC