VIÊM HỌNG CẤP - CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

VIÊM HỌNG CẤP - CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

Ngày đăng: 09/01/2025 08:08 AM

     Viêm họng cấp là một bệnh lý về tai mũi họng, thường xảy ra vào mùa đông hoặc thời điểm giao mùa với dấu hiệu cơ bản là những cơn đau họng dai dẳng. Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị viêm họng cấp qua bài viết dưới đây nhé !

     

    VIÊM HỌNG CẤP LÀ GÌ ?

    Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng. Nói đến viêm họng chủ yếu là nói đến viêm ở họng miệng. Viêm họng cấp tính tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với viêm amiđan (A) khẩu cái. Vì thường xuyên có sự kết hợp này nên viêm họng cấp còn được gọi là viêm họng - viêm amidan cấp. 

    Viêm họng là một trong những bệnh đường hô hấp khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh thường xuất hiện với viêm VA, viêm amidan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, virut sởi...

    Nói đến viêm họng chủ yếu là nói đến viêm họng đỏ cấp. 

     

    Bệnh viêm họng thể cấp tính là bệnh lý quen thuộc, dễ bắt gặp trong cuộc sống

     

    NGUYÊN NHÂN VIÊM HỌNG ?

    Người bệnh bị đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

    • Cảm lạnh hoặc cảm cúm

    Phần lớn, người bệnh đau họng do nhiễm virus sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này, người bệnh có dấu hiệu thường gặp như chảy mũi nước, sốt nhẹ, hắt xì hơi, ho, mệt. Người bệnh cảm cúm còn sốt cao, đau cơ nhiều hơn. Người bệnh cần đến bác sĩ khám tìm đúng bệnh, bởi nếu đau họng do virus thì uống kháng sinh không có tác dụng điều trị. Vậy lúc này, người bệnh đau họng uống thuốc gì? Người bệnh cần súc họng bằng nước muối ấm, thuốc không kê đơn (viêm ngậm, bình xịt vệ sinh vùng mũi họng).

    • Vi khuẩn Streptococcus

    Vi khuẩn này khiến người bệnh có cảm giác đau, sưng, hình thành mủ trắng ở niêm mạc miệng và khẩu cái, sưng hạch bạch huyết vùng cổ và sốt cao. Người bệnh lại không có biểu hiện hắt xì hơi, không chảy mũi nước. Vi khuẩn gây đau họng ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng sinh rất chặt chẽ.

    • Trào ngược dạ dày thực quản

    Người bệnh bị đau họng do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản dễ bị bỏ sót. Bởi axit từ dạ dày trào lên thực quản sẽ kích ứng họng gây đau. Người bệnh thường ho khan, cảm giác nghẹn cổ họng khó nuốt. Điều trị đau họng dạng này cần chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và thay đổi thói quen ăn nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu, đạm và được sử dụng thuốc theo chỉ định.

    • Dị ứng

    Một số trường hợp người bệnh bị dị ứng, hắt xì hơi, chảy nước mũi, chất nhầy từ niêm mạc mũi chảy xuống vùng họng cũng gây đau, kích ứng.

    • Thời tiết khô

    Không khí khô làm giảm độ ẩm khiến vùng miệng đến họng cảm giác khô, ngứa, thường xảy ra vào mùa lạnh.

    • Khói thuốc và hóa chất

    Một số yếu tố gây kích ứng vùng họng như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, các sản phẩm làm sạch hoặc các hoá chất tẩy rửa.

    • Chấn thương

    Những chấn thương trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… đề có thể gây đau họng. Thậm chí, nói nhiều, la hét lớn, hát rống quá to, hát trong thời gian dài cũng gây đau họng.

    • Khối u

    Ở vùng họng, thanh quản hoặc lưỡi là những nguyên nhân hiếm gặp gây đau họng. Nếu họng đau do ung thư gây ra thì không tự hết hay biến mất như bệnh đau họng thông thường.

     

    TRIỆU CHỨNG VIÊM HỌNG CẤP

     

    Tùy theo thời điểm và thể trạng người bệnh mà các triệu chứng của viêm họng thể cấp tính có thể bao gồm:
    – Đau rát họng, nuốt khó
    – Khô họng
    – Ngứa họng
    – Ho
    – Sưng hạch vùng cổ
    – Mảng trắng trong họng
    – Đau đầu
    – Mệt mỏi
    – Sốt vừa hoặc sốt cao
    – Đau mình mẩy
    – Kém ăn
    – Niêm mạc họng đỏ, xuất tiết
    – Sưng amidan khẩu cái, có khi có chấm mủ trắng hoặc lớp vựa trắng

    Khi khám họng, bác sĩ có thể thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ, amidan sưng nề, hạch góc hàm di động ấn đau. Xét nghiệm công thức máu trong giai đoạn đầu của bệnh thấy bạch cầu không tăng, nhưng nếu có bội nhiễm thì lượng bạch cầu đa nhân trung tính cao. Nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dùng phương pháp phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn.

    Trong khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các thực thể nhằm phân biệt, tránh nhầm lẫn tình trạng dị vật đường ăn hoặc viêm niêm mạc miệng.

     

    triệu chứng Viêm họng cấp

    Đau họng, nhất là đau khi nuốt là biểu hiện thường thấy khi viêm họng thể cấp tính

     

    PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN BỆNH

     

    Để xác định được viêm họng cấp và nguồn gây bệnh, cần phải tiến hành khám lâm sàng. Nếu sau khi khám chưa đủ cơ sở để xác định bệnh thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm.

    Khám lâm sàng

    Trước khi biểu hiện triệu chứng, viêm họng cấp sẽ có thời gian ủ bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, bao gồm:

    • Ho
    • Khàn giọng
    • Loét miệng
    • Viêm kết mạc
    • Viêm thanh quản
    • Nổi hạch

    Ngoài ra, một số loại virus có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng riêng biệt như sổ mũi, ho, viêm họng, đau đầu, đau cơ, sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này có thể chẩn đoán dễ dàng mà không cần xét nghiệm.

    Chẩn đoán cận lâm sàng

    Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Từ đó, đưa ra hướng điều trị đúng để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

    • Xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RADT): Được thực hiện khi có nghi ngờ nguyên nhân gây viêm họng là do liên cầu nhóm A
    • Nuôi cấy dịch họng: Được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” để xác định nguyên nhân gây viêm họng cấp.
    • Xét nghiệm máu: Được thực hiện khi có nghi ngờ tác nhân gây viêm họng cấp là do liên cầu khuẩn.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện biến chứng áp xe thành sau họng do viêm họng cấp.

     

    VIÊM HỌNG CẤP BAO LÂU THÌ KHỎI ?

     

    Tình trạng viêm họng cấp do virut thường diễn ra trong vòng 3 - 5 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh.

    Nhưng khi sức đề kháng yếu (thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Nguy hiểm hơn viêm họng cấp gây biến chứng thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp… nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).

     

    PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG CẤP

     - Điều trị viêm họng cấp:  Việc chữa viêm họng cần theo chỉ định của bác sĩ tương ứng với những trường hợp cụ thể sau thăm khám và xác định nguyên nhân bệnh. Do đó, cần tránh tình trạng không thăm khám mà sử dụng các đơn thuốc cũ, các đơn thuốc của người khác hoặc tự ý kê đơn. Trong điều trị bệnh, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh nhóm beta lactam hoặc các nhóm khác, kết hợp điều trị triệu chứng nhằm giảm tình trạng viêm, đau, sốt; điều trị tại chỗ với các hình thức bôi, súc họng, khí dung; đặc biệt, cần xác định đúng nguyên nhân để có phác đồ điều trị hợp lý.


    – Điều trị toàn thân: Thực hiện với các loại hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm phù hợp.


    – Điều trị tại chỗ: dùng kháng sinh – giảm viêm xông họng, súc họng BBM ngày 3-4 lần.


    – Bồi bổ thể trạng: bằng cách bổ sung vi lượng, vitamin, sinh tố. Bên cạnh đó, cần sử dụng đồ ăn dinh dưỡng, đồ mềm, dễ nuốt. Cần kết hợp nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, tránh gió, vệ sinh họng miệng phù hợp,…

     

    Trong tình trạng viêm họng cấp thể nặng hoặc có biến chứng, cần nhanh chóng đến các cơ sở tai mũi họng để được điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng.

     

    điều trị Viêm họng cấp
    Thăm khám chuyên nghiệp để xác định đúng bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp

     

    CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG CẤP

     

    Viêm họng có cấp thể điều trị bằng thuốc kết hợp với các phương pháp hỗ trợ tại nhà.

     

    Điều trị bằng thuốc

     

    Nếu bệnh nhân bị viêm họng cấp do vi khuẩn có kết quả RADT dương tính hoặc cấy dịch cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh Penicillin hoặc Amoxicillin để điều trị bệnh và giảm nguy cơ mắc di chứng, chẳng hạn như áp xe thành sau họng.

    Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng như thuốc kháng viêm, giảm ho, giảm đau đầu,… một số loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc súc họng, bôi họng, khí dung họng.

    *Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý kê đơn và sử dụng thuốc bên ngoài khi chưa có sự thăm khám và đồng ý từ phía bác sĩ.

     

    Dùng thuốc tăng cường miễn dịch thế nào? | BvNTP
    Sử dụng thuốc kháng sinh và giảm viêm thường giúp điều trị và làm giảm tình trạng viêm họng cấp di vi khuẩn gây ra

     

    Điều trị phẫu thuật

     

    Trường hợp viêm họng cấp để lại di chứng và không đáp ứng với điều trị y tế thông thường, chẳng hạn như áp xe thành sau họng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật dẫn lưu để điều trị.

     

    Điều trị hỗ trợ tại nhà

     

    Bên cạnh uống thuốc, người bệnh cũng có thể thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà để giảm các triệu chứng viêm họng cấp.

    • Súc họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối có tác dụng kháng viêm và làm giảm số lượng vi khuẩn trong vòm họng. Người bệnh nên súc họng bằng nước muối 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối hoặc mỗi khi ho nhiều, đau họng.
    • Xông tinh dầu: Các loại tinh dầu như xả, gừng, bạc hà, hoa cúc,…có chứa các chất kháng viêm sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi, mang đến cho người bệnh cảm giác dễ chịu hơn.
    • Uống các loại trà thảo dược nấm: Các loại trà ấm như trà gừng, trà quế, trà hoa cúc, trà bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng. Người bệnh nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy để giúp thông đường thở tốt hơn.
    • Sử dụng mật ong: Mật ong có chứa các chất kháng viêm tự nhiên giúp làm giảm đau họng hiệu quả, thường được dùng cho cả người lớn và trẻ em.
    • Thuốc xịt họng: Các loại thuốc xịt mũi họng có chứa thành phần phenol cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị tại nhà.

    ▷ Xem thêm: Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng ngay tại nhà chuẩn nha khoa

     

    Cách điều trị viêm họng cấp tại nhà
    Súc miệng bằng nước muối và sử dụng các loại thảo dược trị viêm giúp giảm tình trạng viêm họng hiệu quả

     

    Nhìn chung, viêm họng cấp là bệnh lý rất dễ gặp hàng ngày. Bệnh lý này có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, thậm chí, có thể biến chứng viêm tim, viêm cầu thận cấp,… khi không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Do đó, cần hết sức chú ý các triệu chứng bệnh, thăm khám sớm khi nghi ngờ bệnh để an tâm chữa bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

     

    ====================================================================

    Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất

    Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H00

    Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563

    Địa chỉ : Phòng khám Bác sĩ Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)

    PHÒNG KHÁM BÁC SĨ TRỊNH / PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH PHƯỚC