DỊ ỨNG THUỐC: NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG - CÁCH PHÒNG TRÁNH

DỊ ỨNG THUỐC: NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG - CÁCH PHÒNG TRÁNH

Ngày đăng: 05/07/2025 05:19 PM

    1. Dị ứng thuốc là gì?

     

        Dị ứng thuốc là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một loại thuốc, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn và thảo dược, đều có khả năng gây dị ứng. 

     

     

     

     

        Tình trạng dị ứng này thường không liên quan đến liều lượng thuốc được sử dụng. Do đó, dù dùng thuốc đúng liều hoặc thậm chí liều rất thấp, người dùng vẫn có thể bị dị ứng. Tuỳ vào cơ địa, người sử dụng thuốc có thể gặp phải tình trạng dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả những loại thuốc được xem như vitamin B1.

     

        Trong trường hợp dị ứng thuốc nặng, người dùng có thể bị sốc thuốc (choáng phản vệ) dẫn đến tử vong.

     

        Người bị dị ứng với thuốc thường dị ứng với các loại thuốc sau:  

     

    • Dị ứng thuốc kháng sinh.
    • Vitamin dạng tiêm.
    • Dị ứng Paracetamol.
    • Dị ứng thuốc gây tê, gây ngủ, dãn cơ.
    • Nội tiết tố.

     

     

    2. Nguyên nhân dị ứng thuốc

     

     

     

     

     

     

        Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc chủ yếu là do cơ địa của người sử dụng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.


     

    Cơ địa: Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào, kể cả những thuốc bổ, thuốc nam. Ở những người có cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ di truyền giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ bị dị ứng thì xác suất sinh con có 50% bị dị ứng và có liên hệ với cùng một nguyên nhân dị ứng. Trường hợp cha mẹ không bị dị ứng thì tỉ lệ con mắc bệnh dị ứng chỉ là 10%. Ngoài ra, ở một số trường hợp là nhân viên y - dược bệnh viện, qua nghiên cứu người ta cũng thấy họ có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao gấp 2,5 lần người khác.

     

        Có người xuất hiện các triệu chứng dị ứng thuốc ngay sau khi uống một vài giờ, nhưng cũng có khi sau một vài ngày, thậm chí hằng tuần. Đáng lưu ý là trong rất nhiều trường hợp thấy bị sốt, ngứa, nổi mày đay, bệnh nhân lại nghĩ rằng mình bị một bệnh khác và dùng thêm vài loại thuốc nữa, càng làm cho tình trạng dị ứng thuốc trầm trọng hơn.


    Thuốc đã quá hạn sử dụng: Thuốc quá hạn hoặc do quá trình bảo quản không tốt, khi đó, chúng không chỉ hết tác dụng mà có thể biến thành chất khác, gây ngộ độc cho người sử dụng.
     

    Tự ý dùng thuốc: Tình trạng tự điều trị và sử dụng thuốc bừa bãi. Không ít trường hợp tự kê đơn cho mình hoặc nhờ người bán thuốc kê đơn.

     

        Những người bệnh trước khi uống thuốc cần phải làm thử phản ứng cơ thể với loại thuốc đó như đặt vào lưỡi, hốc mũi (thuốc uống) hoặc thử test trong da đối với các loại thuốc tiêm, bôi thử một lượng nhỏ thuốc vào da vùng sau tai...
     

        Ngoài ra, có quá nhiều loại thuốc được đưa vào thị trường nhưng lại thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý và chúng ta chưa quản lý được các nguồn thuốc sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu này.

     

     

    3. Triệu chứng dị ứng thuốc

     

     

     

     

        Thời gian từ khi bắt đầu dùng thuốc đến khi khởi phát triệu chứng đến khi khởi phát các triệu chứng của dị ứng thuốc có thể từ vài phút đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Các triệu chứng dị ứng thuốc có thể xảy ra trong vòng từ vài phút đến vài giờ sau khi dùng thuốc. Các triệu chứng xảy ra sớm cấp tính bao gồm:

     

    • Phát ban.
    • Nổi mề đay.
    • Ngứa.
    • Sưng môi hay sưng nề vùng mắt.
    • Chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
    • Buồn nôn.

     

      Triệu chứng dị ứng thuốc nghiêm trọng (phản vệ) cũng có thể xảy ra cấp tính:

     

    • Phản ứng trên da, bao gồm nổi mề đay, ngứa, da đỏ bừng, sưng môi, sưng nề quanh mắt tiến triển nhanh.

     

    • Co thắt đường thở, sưng lưỡi hoặc cổ họng, có thể gây thở khò khè, khản tiếng và khó thở nhanh nông.

     

    • Mạch yếu và nhanh hay loạn nhịp tim.

     

    • Huyết áp thấp (tụt huyết áp).

     

    • Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

     

    • Chóng mặt, rối loạn ý thức, vật vã, hôn mê, co giật.

     

     

        Các phản ứng dị ứng thuốc ít phổ biến hơn, tuy nhiên có thể nặng nề gây đe dọa tính mạng, xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiếp xúc với thuốc và có thể tồn tại một thời gian sau khi ngừng dùng thuốc, bao gồm:

     

    • Hội chứng Stevens-Johnson, TEN: phát ban da, hoại tử da và niêm mạc gây trợt loét da và niêm mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.

     

    • Thiếu máu do thuốc, giảm hồng cầu, gây mệt mỏi.

     

    • Dị ứng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, gây ra các chấm xuất huyết trên da.

     

    • Phát ban do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng hệ thống (DRESS): sốt, phát ban lan rộng, tăng số lượng bạch cầu, sưng hạch, tổn thương các cơ quan nội tạng.

     

    • Phát ban mụn mủ cấp tính (AGEP): nổi mụn mủ ở vùng nách, cổ bẹn tiến triển toàn thân.

     

     

    4. Phân loại dị ứng thuốc

     

        Dị ứng thuốc có thể được phân loại dựa trên thời gian xuất hiện triệu chứng và loại phản ứng. Theo thời gian, có thể chia thành dị ứng nhanh (xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc) và dị ứng muộn (xảy ra sau 1 giờ). Dựa trên loại phản ứng, có thể chia thành các nhóm như phát ban da, ban xuất huyết, phản ứng huyết thanh, và các phản ứng nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell). 

     

     

     

    4.1. Dị ứng nhanh (Immediate hypersensitivity):

     

     

    Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

     

     

        • Mày đay, phù mạch (sưng ở mặt, môi, lưỡi, họng). 

     

    • Viêm mũi dị ứng. 

     

    • Co thắt phế quản, khó thở, thậm chí sốc phản vệ. 

     

    4.2. Dị ứng muộn (Non-immediate hypersensitivity):

     

    Các triệu chứng xuất hiện sau 1 giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc. 

    • Ban dạng dát sẩn, mày đay, phù mạch. 
    • Hồng ban nhiễm sắc, hồng ban đa dạng. 
    • Viêm da bong vảy, hội chứng AGEP, DRESS. 
    • Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell. 

     

    Phân loại theo loại phản ứng:

     

    • Phản ứng trên da:

      • Phát ban: Xuất hiện các nốt ban đỏ, ngứa, có thể là mề đay hoặc ban dạng sẩn.
      • Ban xuất huyết: Xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da, có thể sờ thấy.
      • Hồng ban nhiễm sắc: Da bị đổi màu đỏ, có thể do phản ứng quang độc với ánh sáng.
      • Hội chứng Stevens-Johnson và Lyell: Các phản ứng da nghiêm trọng, có thể gây tổn thương da và niêm mạc trên diện rộng.

     

    • Phản ứng huyết thanh:

      Sốt, đau khớp, nổi hạch, nổi ban, có thể do phản ứng với kháng nguyên trong thuốc.

     

    • Phản ứng quá mẫn cấp tính:

      Xảy ra nhanh chóng, có thể đe dọa tính mạng, bao gồm sốc phản vệ. 

     

    Các nhóm thuốc thường gây dị ứng:

     

    • Kháng sinh: Đặc biệt là nhóm beta-lactam (penicillin, ampicillin) và sulfonamid.

     

    • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, NSAID.

     

    • Thuốc chống co giật, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống động kinh: .

     

    • Thuốc gây tê, giãn cơ, thuốc ngủ: 

     

    • Thuốc chứa allopurinol, nevirapine: . 

     

    Lưu ý: Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả khi đã sử dụng nhiều lần trước đó. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. 

     

     

     

     

     

    5. Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc

     

        Khi bị di ứng thuốc, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể. Trong trường hợp dị ứng thuốc có các triệu chứng của sốc phản vệ, cần được cấp cứu ngay lập tức. Đối với các trường hợp dị ứng nhẹ hơn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra tình trạng, đánh giá mức độ và hướng dẫn điều trị phù hợp tránh để tình trạng dị ứng diễn tiến nặng nề hơn.

     

        Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc chuẩn y khoa là ngừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Các biện pháp can thiệp đối với dị ứng thuốc có thể được chia thành 2 chiến lược chung:

     

    • Điều trị các triệu chứng dị ứng hiện tại.

     

    • Điều trị giúp người bệnh có thể dùng thuốc gây dị ứng nếu cần thiết về mặt điều trị (ví dụ như điều trị giúp người dị ứng penicillin có thể dùng được thuốc trong trường hợp bắt buộc phải điều trị bằng penicillin).

     

    Điều trị các triệu chứng dị ứng thuốc hiện tại bao gồm:

     

    • Ngừng ngay việc sử dụng thuốc: nếu bác sĩ xác định rằng người bệnh bị dị ứng thuốc hoặc có khả năng bị dị ứng thì việc ngừng dùng thuốc là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Trong nhiều trường hợp, ngừng dùng thuốc là phương pháp điều trị duy nhất. Không tự ý dùng lại thuốc này mà chưa có chỉ định của bác sĩ vì dị ứng có thể nghiêm trọng hơn trong những lần tiếp theo.

    ​​​​​​​

    • Điều trị bằng thuốc: với các triệu chứng dị ứng nhẹ như phát ban, ngứa, các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin, như fexofenadine hoặc loratadin, để giảm triệu chứng.

    ​​​​​​​

    • Corticosteroid đường uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.

    ​​​​​​​

    • Điều trị sốc phản vệ: cần đưa người bệnh đi cấp cứu và tiêm epinephrine ngay lập tức. Chăm sóc tại bệnh viện duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp.

     

    Điều trị giúp người bệnh có thể dùng thuốc gây dị ứng nếu cần thiết nhằm mục đích giúp người bệnh thích nghi dần với loại thuốc đó – đây gọi là quy trình giải mẫn cảm. Đây là quá trình từ từ cho cơ thể tiếp xúc với liều rất nhỏ của thuốc, sau đó tăng dần liều lượng để cơ thể làm quen và giảm thiểu phản ứng dị ứng. Phương pháp này thường được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chuyên gia y tế trong bệnh viện.

     

     

     

    6. Một số biện pháp phòng và hạn chế dị ứng thuốc

     

        Tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước. Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng. Do đó, cách tốt nhất là không để bị dị ứng và phải dự phòng. Người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:


          • Không tự điều trị, chỉ dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.


          • Không dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác, không dùng đơn thuốc của người khác hoặc đưa đơn thuốc của mình cho người khác sử dụng.


          • Khi đi khám bệnh hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

     

         • Khi có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc: Sốt, mệt mỏi khác thường, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, ngứa nổi mẩn trên da…cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị.