MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA Ở TRẺ EM THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH CHĂM SÓC, PHÒNG NGỪA MẸ NÊN BIẾT:

MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA Ở TRẺ EM THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH CHĂM SÓC, PHÒNG NGỪA MẸ NÊN BIẾT:

Ngày đăng: 25/11/2024 07:55 AM

    ► Các bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp

    Bệnh ngoài da ở trẻ là rất nhiều, trong đó, các bệnh dưới đây là thường gặp nhất.

     

    Chàm sữa ( eczema )

    Nhắc đến bệnh ngoài da ở trẻ, hẳn chúng ta không thể bỏ qua chàm sữa. Đây là bệnh viêm da mạn tính thường với các dấu hiệu dễ nhận biết, đó là các nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ ở 2 bên má, cằm, trán và mũi. Những nốt mụn này vỡ ra, cộng với việc vệ sinh không sạch sẽ sẽ bị viêm nhiễm, chảy dịch. Lúc này, da của bé sẽ đỏ hơn và bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.

     

    Chàm sữa là  một trong những bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp

    Chàm sữa là  một trong những bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp

     

    Chàm sữa mang tính chất di truyền và có thể tái đi tái lại, thường gặp ở các bé từ 2 - 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, bệnh không tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm và có thể tự hết khi bé được 2 tuổi. Cách chăm sóc bệnh ngoài da ở trẻ này như sau.

    ●       Đưa bé đi khám và sử dụng thuốc, kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ.

    ●       Tránh để bé tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát bệnh như lông thú nuôi, bột giặt, thức ăn,…

    ●       Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, được may bằng chất liệu cotton.

    ●       Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, giường ngủ của bé thường xuyên.

     

    Rôm sảy

    Giống như chàm sữa, rôm sảy cũng là bệnh ngoài da ở trẻ rất phổ biến, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức. Biểu hiện của bệnh là các mảng màu đỏ xuất hiện ở những vùng cơ thể tiết nhiều mồ hôi như mặt, cổ, nách, khuỷu tay, phía sau đầu gối, bẹn,…

    Khi bị rôm sảy, bé vô cùng khó chịu và quấy khóc nhiều do cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Lúc này, bố mẹ cần biết cách chăm sóc theo các hướng dẫn sau.

    ●       Cho bé ở không gian thoáng đãng, mát mẻ, có cửa sổ để gió lưu thông. 

    ●       Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt cho bé.

    ●       Cho bé bú nhiều hoặc uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.

    ●       Tắm trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

    Rôm sảy khá lành tính, có thể tự khỏi khi trời mát nhưng bạn vẫn nên lưu ý để bảo vệ trẻ nhé !

    Hãy tới gặp bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu rôm sảy kéo dài hơn 1 ngày, việc để lâu khiến tình trạng trẻ dễ tồi tệ hơn, dễ xuất hiện biến chứng khiến nhiễm trùng da

     

     Bị rôm sảy trong điều kiện thời tiết nắng nóng khiến bé ngứa ngáy khó chịu

    Bị rôm sảy trong điều kiện thời tiết nắng nóng khiến bé ngứa ngáy khó chịu

     

    Thủy đậu

    Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và bùng phát thành dịch bệnh diện rộng. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước mọc ở đầu, mặt và toàn thân.Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần.

    Mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân.


    Siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV)

    Triệu chứng:

    • Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong.

    • Thủy đậu rất dễ lây lan từ dịch mủ

    • Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

    Thủy đậu là 1 căn bệnh về da mà trẻ nhỏ thường gặp. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay tỉ lệ trẻ nhỏ mắc thủy đậu càng ngày càng ít vì đã có vaccine phòng ngừa. Tất cả trẻ em trên 12 tháng đều được khuyên và nhắc nhở tiêm phòng thủy đậu.

    Lưu ý: 

    Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

     

    Mụn nhọt

    Mụn nhọt là bệnh ngoài da ở trẻ do tụ cầu gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các bé sinh sống trong môi trường ẩm thấp, nóng nực, chế độ ăn ít rau xanh, trái cây và uống ít nước. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện nốt đỏ sưng, nóng, đau nhức, khi vỡ ra sẽ chảy dịch và tạo thành sẹo.

    Mụn nhọt khiến bé khó chịu và mất ăn mất ngủ, nhất là khi xuất hiện ở các vùng da mông, lưng hoặc miệng. Bố mẹ cần chú ý chăm sóc bé theo hướng dẫn sau.

    ●       Dùng cồn 70 độ để sát trùng cho những mụn nhọt nhẹ, sau đó băng kín bằng băng gạc.

    ●       Đưa bé đi khám khi các mụn nhọt gây đau nhiều, sau 2 - 3 ngày không bể hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng.

     

    Chốc lở

    Nguyên nhân gây chốc lở ở trẻ là do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước hình tròn và dẹt ở má, cằm, trán, vai, lưng,.... Sau vài giờ thì mụn nước chuyển sang đục do có mủ, vỡ ra và đóng vảy màu vàng.

    Đây là bệnh ngoài da ở trẻ có thể chuyển biến nặng, lây lan sang vùng lân cận và gây viêm hạch bạch huyếtviêm cầu thận. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan nếu bé xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh.

    ●       Đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và điều trị.

    ●       Vệ sinh vùng da đóng vảy bằng nước ấm rồi dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.

    ●       Ưu tiên sử dụng khăn, đồ dùng cá nhân sử dụng một lần.

    ●       Vì bệnh dễ lây nên không cho bé đi học hoặc tiếp xúc với các bé khác.

     

     Cần chăm sóc và điều trị chốc lở tích cực để phòng tránh biến chứng

    Cần chăm sóc và điều trị chốc lở tích cực để phòng tránh biến chứng

     

    Ghẻ

    Ghẻ cũng là bệnh ngoài da ở trẻ rất phổ biến, đặc biệt, nếu gia đình có người bị ghẻ thì nguy cơ bé bị ghẻ cũng sẽ cao hơn. Khi bị ghẻ, tại các vùng da như kẽ tay, kẽ chân, bộ phận sinh dục của bé sẽ xuất hiện các mụn nước. Những mụn nước này gây ngứa ngáy về đêm khiến bé quấy khóc và mất ngủ.

    Giống như chốc lở, ghẻ rất dễ lây lan, vì vậy, bố mẹ hay người chăm sóc bé cũng cần hết sức thận trọng.

    ●       Không ngủ chung hoặc dùng chung đồ với bé.

    ●       Vệ sinh cá nhân cho bé bằng xà phòng, đặc biệt là tại các vị trí nổi ghẻ.

    ●       Đưa bé đi khám và điều trị dứt điểm trước khi cho bé đi học lại để tránh lây lan với các bé khác.

     

    Bệnh Tay – Chân – Miệng

    Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.

     

     


     

    Biểu hiện:

    Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

    – Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

    – Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

    • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).

    • Đau họng.

    • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.

    • Chảy nước bọt nhiều.

    • Biếng ăn.

    • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

    – Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, loét miệng, rộp da, mụn lở.

    Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.

     

    Mụn cóc

    Là loại bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Các mụn cóc xuất hiện khi loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính có bề mặt sần sùi.

     

    Nguyên nhân:

    • Trẻ có thói quen đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm.

    • Môi trường sống không sạch sẽ

    • Dùng chung dụng cụ cá nhân với người mắc bệnh

    Cách điều trị:

    • Giữ vệ sinh nhà cửa và cá nhân sạch sẽ

    • Tới gặp bác sĩ da liễu

     

    Viêm da dị ứng

    Viêm da dị ứng: 

    Là bệnh ở trẻ nhỏ khiến da bé dễ bị mẩn đỏ, ngứa, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày.

    Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Trẻ có thể chà xát vào giường, thảm hay những vật dụng xung quanh để giảm ngứa. Việc này rất dễ gây ra nhiễm trùng da.

    Khi viêm da dị ứng khởi phát ở 2 tuổi, trẻ thường xuyên bị phát ban trên nếp gấp của khuỷu tay hay gối. Vùng da này trở nên dày hơn do cào gãi.

     


    Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ

     

    Cách khắc phục:

    • Giữ ẩm da thường xuyên

    • Bôi thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ

     

    Nổi mề đay

    Mề đay: là bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi tiếp xúc với các mầm bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm.

    Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như: dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,….

     


    1 số vị trí nổi mề đay

     

    Tuy bệnh mày đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,… người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

     

    Ung nhọt

    Ung nhọt : là bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. U nhọt thường hình thành thành từng khối, sưng và tấy đỏ. Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ.



     

    Bạn thường có thể tự điều trị các u nhọt nhỏ. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn một u nhọt tại một thời điểm hoặc nếu nhọt:

    • Xuất hiện trên khuôn mặt;

    • Có triệu chứng xấu đi hoặc vô cùng đau đớn;

    • Gây sốt;

    • To hơn 5 cm;

    • Không chữa lành trong hai tuần;

    • Tái phát trở lại.

     

    Phát ban

    Phát ban trên da (nổi mẩn ngứa) : là những mảng hoặc chấm da đổi màu – thường màu đỏ – mới xuất hiện khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng. Ban da thường nổi cấp tính. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước.

     

     

    Triệu chứng:

    • Ngứa

    • Những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô

    • Hồng ban bóng nước

    • Viêm da do nhiễm trùng

     

    Trên đây là 10 bệnh da liễu mà trẻ nhỏ thường gặp do Phòng khám bác sĩ Trịnh và các bác sĩ đã tổng hợp. Để đảm bảo tốt hơn sức khỏe và sinh hoạt của con em mình, các bậc phụ huynh nên lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh, khi trẻ mắc bệnh nên đưa đi thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để được điều trị kịp thời.

     

    ► Các biện pháp phòng ngừa bệnh ngoài da ở trẻ

    Nói chung, trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh ngoài da. Để phòng ngừa thì bố mẹ cần chủ động tiêm đầy đủ các mũi vaccine trong 2 năm đầu đời. Đồng thời, chú ý vệ sinh cá nhân và không gian sống của bé thật kỹ lưỡng. Đối với trẻ nhỏ thì cần thay tã và lau chùi thường xuyên để tránh bị hăm, viêm da.

     

     Hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên là cách để phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ

    Hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên là cách để phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ

     

    Bên cạnh đó, cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua để gia tăng sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng khuyến khích bé vui chơi, vận động ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch. Sau khi đi chơi về, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, hướng dẫn bé rửa tay sạch sẽ.

    Trường hợp bé mắc các bệnh ngoài da như nói trên, cần đặc biệt lưu ý đến chế độ chăm sóc và ăn uống. Nếu cần thiết, nên cho bé đi khám để được tư vấn điều trị, tránh để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

    Bố mẹ có thể đưa bé đến khám tại Phòng khám bác sĩ Trịnh. Quy trình thăm khám nhanh chóng, chính xác với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại tại Phòng khám bác sĩ Trịnh sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và an tâm. 

     

    Để đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh với các chuyên gia bác sĩ của Phòng khám Bác sĩ Trịnh, xin vui lòng liên hệ:

    =================================

    Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất

    Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H00

    Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563

    Địa chỉ : Pk Bs Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)

    PHÒNG KHÁM BÁC SĨ TRỊNH / PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH PHƯỚC