SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE : TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE : TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH

Ngày đăng: 03/10/2024 03:38 PM
    Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus lây lan từ muỗi sang người. Sốt xuất huyết nhẹ và nặng có biểu hiện khác nhau. Dạng sốt xuất huyết nặng xảy ra có thể dẫn tới chảy máu nghiêm trọng, tổn thương nội tạng, gây sốc sốt xuất huyết và nguy hiểm tới tính mạng. Hãy cùng Phòng khám Bác sĩ Trịnh tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh sốt xuất huyết nhé !

     

    Bệnh sốt xuất huyết là gì?

     

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan qua vết chích muỗi vằn. Chúng hút máu người bệnh có chứa virus rồi truyền sang cho người khỏe mạnh. Bệnh đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Nếu bệnh xảy ra mà không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 22.000 người chết vì dịch sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là do nhiễm một trong bốn chủng của virus Dengue là virus Dengue 1,2 3 và 4. Do đó, một người có thể mắc bệnh đến 4 lần trong đời.

     

    >> Xem thêm:  10 bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ

     

     

    Triệu chứng sốt xuất huyết

     

    1. Sốt xuất huyết dạng nhẹ

    • Đau phía sau mắt
    • Đau nhức đầu nghiêm trọng
    • Đau khớp và cơ
    • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
    • Phát ban
    • Buồn nôn và ói mửa.

     

    Sốt xuất huyết có nguy hiểm đối với trẻ em? - Tin Tức Công Nghệ

     

    2. Sốt xuất huyết nặng (hội chứng sốc dengue)

     

    ►Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng:

    Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết nặng tương tự như sốt xuất huyết và các bệnh sốt siêu vi khác. Nhưng kèm theo đó là các tổn thương nghiêm trọng như mạch máu và mạch bạch huyết, như chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Tổn thương nặng hơn nữa sẽ gây ra các biến chứng huyết tương thoát khỏi mạch máu, gây chảy chảy máu ồ ạt, sốc (huyết áp thấp).
    Ngay sau khi hết sốt (khoảng vào ngày thứ 3-7 sau khi triệu chứng đầu tiên khởi phát hoặc trong vài trường hợp có thể là vào ngày thứ 2), các dấu hiệu xuất huyết xuất hiện như xuất huyết  tiêu hóa (đi cầu ra máu) hoặc tiểu máu. Người bệnh cũng có thể đau đầu dữ dội, nôn ói kéo dài, nôn ra máu, mệt mỏi và sốt co giật (thường gặp ở trẻ em).
    Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết cũng có thể tiến triển thành shock. Các dấu hiệu thường gặp như đau bụng, nôn và cảm giác bồn chồn, không yên. Ngoài còn có thể có các triệu chứng liên quan đến suy tuần hoàn như tím tái, mạch nhanh, chóng mặt, cảm giác đầu lâng lâng, suy giảm ý thức.

     

    Các biểu hiện theo giai đoạn sốt xuất huyết

     

    Bệnh trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

     

    1. Giai đoạn sốt

     

    ► Người bệnh có biểu hiện:

    • Sốt cao đột ngột 39 – 40°C, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nhiệt độ.

    • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

    • Da xung huyết.

    • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

    • Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

     

    2. Giai đoạn nguy hiểm

     

    ► Thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, bệnh nhân có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các biểu hiện có thể có:

    • Xuất huyết trong (thường kéo dài 24 – 48 giờ).

    • Tràn dịch màn phổi có biểu hiện: Đau ngực, cảm giác nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở.

    • Tràn dịch màng bụng: Bụng to nhanh, chướng bụng, khó thở.

    • Gan to: Đau tức vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.

    • Bệnh nhân có biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, tiểu ít.

     

    ► Khi ở giai đoạn nguy hiểm, hiện tượng xuất huyết bắt đầu xuất hiện:

    • Dưới da: Nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.

    • Niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn.

    • Nội tạng như tiêu hóa, phổi, não có biểu hiện nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh….

     

     3. Sốc sốt xuất huyết Dengue

     

    - Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.

    - Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:

    + Sốc sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

    + Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

    ⇒ Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Lưu ý là những người không có biểu hiện thoát huyết tương hoặc sốc vẫn có thể bị biến chứng suy tạng.

     

     

    4. Giai đoạn hồi phục

     

    Sau 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn này kéo dài 48 – 72 giờ. Người bệnh hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường.

     

    Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

     

    Bệnh chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm virus. Sau đó, nó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Vì thế, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch

    Trong ổ dịch sốt xuất huyết, cứ một trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác. Do đó, bạn cần luôn chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

     

     

    Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết

     

    1. Chẩn đoán:

     

    Bác sĩ có thể sẽ hỏi về lịch sử y tế và du lịch của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn làm các xác nghiệm như:

    • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT).

    • Xét nghiệm huyết thanh học.

    • Flavivirus phản ứng chéo.

    • Xét nghiệm kháng thể IgG.

     

    2. Điều trị:

     

    ► Hiện tại không có bất kì điều trị đặc hiệu nào cho sốt xuất huyết. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn ói và sốt cao. Đến khám ngay khi bạn có bất kì triệu chứng sau:

    • Lượng nước tiểu giảm.

    • Ít hoặc không có nước mắt.

    • Khô miệng.

    • Lú lẫn.

    • Cảm giác ớn lạnh.

     

    ► Nếu bệnh tiến triển nặng, có thể bạn cần phải:

    • Nhập viện để điều trị.

    • Truyền dịch và truyền các chất cần thiết.

    • Theo dõi mạch, huyết áp.

    • Đôi khi cần phải truyền máu.

     

    Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị 

     

    >>Kham khảo thêm tại :  PHÒNG KHÁM BÁC SĨ TRỊNH / PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH PHƯỚC

     

    Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

     

    • Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh do đó cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

    • Nếu sốt cao ≥ 39°C, hãy uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.

    • Tuyệt đối không dùng aspiri, analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

    • Bù dịch bằng cách uống oresol (pha đúng theo hướng dẫn), nước cam, nước chanh,…

    Nhiều người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình có thể được chăm sóc tại nhà thông qua nghỉ ngơi và bù dịch đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển thành thể “sốt xuất huyết nặng” có nguy cơ gây tử vong.

     

    ► Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu vài ngày sau khi khởi bệnh có sốt rất cao trên 39°C, hoặc bỗng nhiên hạ thân nhiệt (dưới 38°C) và đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

    • Đau bụng quằn quại.

    • Nôn liên tục.

    • Thở nhanh.

    • Chảy máu lợi.

    • Mệt mỏi.

    • Bồn chồn.

    • Nôn ra máu.

    • Hoa mắt, chóng mặt.

     

    Cách phòng chống sốt xuất huyết

     

    Phòng khám bác sĩ Trịnh khuyến cáo. Cần tránh bị muỗi đốt và không để muỗi có môi trường sinh sản bằng các biện pháp như:

    • Mặc quần áo tay dài.

    • Ngủ mùng kể cả ban ngày.

    • Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ thoáng đãng, phát quang bụi rậm xung quanh.

    • Thoa kem chống muỗi.

    • Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến đặt dưới chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.

    • Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản: súc rửa hồ, thùng phuy, lu, xô chứa nước trước khi thay nước mới. Đậy kín nắp lu, hồ, phuy khi không sử dụng; thay nước bình bông mỗi ngày; thu gom và xử lý các vật phế thải. Xử trí các đồ vật đọng nước xung quanh nhà. Không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu.

     

     

    Khuyến cáo khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết

     

    • Người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn theo dõi tại nhà.

    • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    • Uống nhiều nước.

    • Nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: lừ đừ, mệt mỏi, chi lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, chảy máu thì đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

     

    Một số biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết Dengue

    Một số biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết Dengue

     

    Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, do vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu thì mỗi người hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

    ================================================

    Phòng khám Bác sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất

    Thời gian làm việc : Tất cả các ngày trong tuần, từ 06H30 đến 20H00

    Hotline : 0866.620.892 - 0935.716.563

    Địa chỉ : Pk Bs Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)

    PHÒNG KHÁM BÁC SĨ TRỊNH / PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÌNH PHƯỚC